Biện chứng
và siêu hình là hai phương pháp tư duy trái ngược nhau trong triết học.
Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái
đứng im, không vận động, tách rời cô lập nhau. Cách xem xét này cho
chúng ta nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái
đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hóa phương pháp này sẽ dẫn
đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi đó, phương pháp biện chứng là
phương pháp xem xét những sựn vật hiện tượng và cả những sự phản
ánh chúng vào tư duy luôn trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
và luôn trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng. Trong
suốt tiến trình lịch sử triết học, với những quan điểm nhìn nhận
sự vật hiện tượng hoàn toàn khác nhau, thậm chí phủ định lẫn nhau
nên hai phương pháp này luôn đối lập, đấu tranh lẫn nhau.
Trong toàn
bộ lịch sử triết học, phép biện chứng đã trải qua 3 hình thức phát
triển: Phép biện chứng chất phác cổ đại, phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin.
Hình
thức thứ nhất của phép biện chứng là phép biện chứng chất phác cổ đại. Đặc trưng nổi bật là nhận thức đúng về tính biện chứng
của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây
thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự
nhiên.
Hình
thức thứ hai của phép biện chứng là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen. Tính chất
duy tâm chủ nghĩa trong phép biện chứng Hêghen cũng chính là đặc điểm bao trùm ở
hình thức thứ hai này của phép biện chứng. Theo Hêghen “ý niệm tuyệt đối” là điểm
khởi đầu của tồn tại, tự “tha hoá” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân
nó trong tồn tại tinh thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế
giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm. Tuy còn hạn chế duy tâm,
song nó đã xây dựng được tương đối có hệ thống các phạm trù và quy luật cơ bản
của phép biện chứng.
Hình
thức thứ ba của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật của
triết học Mác – Lênin. Phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng
của thế giới quan duy vật khoa học. Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển
so với các tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học. Trong phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế
giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó
nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế
giới và cải tạo thế giới.
ð Các phép
biện chứng trước Mác không do còn hạn chế về điều kiện nhận thức
nên chưa đạt đến tính khoa học, sáng tạo triệt để. Cho nên, phép biện
chứng mácxít ra đời là một cuộc cách mạng, kế thừa những hình
thức phép biện chứng trước đó nhưng nó khác về chất. Tính khoa học,
cách mạng và sáng tạo của phép biện chứng mácxít biểu hiện như
sau:
Thứ nhất, tính khoa học của phép biện chứng mácxít
Phép biện
chứng mácxít trước hết là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học loài
người, là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy và vì thế, nó trở thành một “hình
thức tư duy quan trọng nhất”, cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển
của khoa học. Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác, phép biện chứng mácxít
không chỉ thể hiện ở hệ thống quy luật chung nhất của thế giới mà nó phản ánh,
mà còn thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong
mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Rõ ràng là, phép
biện chứng mácxít đã đem lại cho khoa học hiện đại một phương pháp luận
đúng đắn trong việc xem xét, lý giải bản thân sự phát triển của nó. Đó là chức
năng luận chứng và giải thích khoa học, chức năng tổng hợp tri thức, định hướng
và tiên đoán khoa học.
Tính khoa học của phép biện chứng không những
được thể hiện trong tinh thần phê phán cách mạng đối với mọi học thuyết sai lầm
và phản động, mà còn ở tinh thần tự phê phán để tự điều chỉnh, tự bổ sung, thậm
chí tự phủ định luận điểm này hay luận điểm khác khi luận điểm ấy không còn phù
hợp với thực tiễn. Ph.Ăngghen khẳng định, chính Mác là một
minh chứng đầy đủ cho “tinh thần tự phê bình nghiêm ngặt của ông muốn đảm bảo
rằng các phát kiến của mình phải đạt đến sự hoàn thiện cao nhất trước khi đưa
chúng đến với công chúng” (C. Mác-Ph. Ăngghen: Tuyển tập, tập 2,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.645).
Thứ hai, tính cách mạng của phép biện chứng mácxít
Phép biện
chứng mácxít là phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân - giai
cấp tiến bộ và cách mạng nhất, giữ vai trò trung tâm của thời đại, chủ nghĩa
Mác, phép biện chứng đó đã trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân
trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng mình, đồng thời giải phóng toàn
thể nhân loại. Bởi thế, như chính C.Mác đã khẳng định: “Vũ khí vật chất của
triết học là giai cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô
sản là triết học” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn
tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.589).
Với bản chất khoa học, phép biện chứng duy vật là linh hồn cho chủ
nghĩa Mác, la , “đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn
tư tưởng gia giáo điều của chúng… vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang
tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái
hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình
thành đều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất
thời của hình thái đó, vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả,
và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng” (C. Mác và Ph.
Ăngghen: Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 35-36).
Phép biện
chứng duy vật, không đơn thuần chỉ là phương pháp mà như đánh giá của V.I.Lênin
là “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và
không phiến diện” (V.I. Lênin: Toàn tập,
tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 53). Chính vì thế, phép biện
chứng không phải là một học thuyết “bất hành, bất biến” mà nó luôn
tồn tại và phát triển tuân theo quy luật, những quy luật cơ bản của
nó phản ánh những mặt của sự phát triển mà tất cả lĩnh vực đều
phải tuân theo những quy luật đó, cho nên nó trở thành phương pháp
luận khoa học cho tất cả các ngành khoa học.
Thứ ba, phép biện chứng mácxít có tính sáng tạo sâu
sắc
Mang bản chất khoa học, nên chủ
nghĩa Mác - Lênin không phải là một hệ thống các nguyên lý giáo điều, bất biến
mà gắn với quá trình phát triển của tri thức nhân loại và phong trào cách mạng
trên thế giới. Chính C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã nhiều lần khẳng định học
thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi hẳn, còn nhiều điều các ông
chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu. C.Mác đã từng nhận định: “Các
nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề
là cải tạo thế giới” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.12).
Phát triển lý luận Mác – Lênin là trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp sau, của những người mácxít chân chính. Ngay bản thân các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân cũng đã điều chỉnh một số luận điểm của mình. Nhưng ngay từ đầu, V.I. Lênin cũng đã nói rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” (V.I. Lênin: Toàn tập, tập 4, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr.232).
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, cũng như phép biện chứng mácxít không chỉ là một học thuyết khoa học, mang tính cách mạng phát triển, mà còn là một học thuyết mở, luôn cần được bổ sung và phát triển. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho học thuyết của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét