MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Một số nhà tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại
Tư
tưởng kinh tế đã có từ thời Cổ đại nhưng trong thời kỳ này các tư
tưởng đó chưa đủ để tạo nên sự chín muồi dẫn đến sự ra đời của
kinh tế chính trị.
Những
tư tưởng kinh tế thường lồng ghép với các tư tưởng khác như triết
học, tôn giáo, chính trị… chứ chưa có sự tồn tại độc lập:
-
Ở phương Tây
cổ đại: Xenophon (430 – 345
TCN); Platon (427 – 347 TCN); Aristoteles (348 – 322 TCN); Carton (234 – 149 TCN);
Granky Tibery (163 – 132 TCN) …
- Ở
phương Đông cổ đại: Khổng Tử (552 – 479 TCN); Lão Tử;
…
-
Thời Trung cổ: Augustin Siant (354 – 450); Thomas d’Aquin (1225 –
1274); …
Trường phái trọng thương (Từ thế kỷ XV – cuối thế kỷ XVII)
Giai
đoạn đầu tiên với các đại biểu:
- William Staffod
(1554 – 1612) nhà kinh tế học người Anh, Quan điểm Trọng thương của ông thể hiện
rõ nhất trong tác phẩm “Trình bày tóm tắt
những lời kêu ca của đồng bào chúng ta” (1581).
- Gasparo Scaruffi
(1519 - 1584) nhà kinh tế học người Ý…
ð Giai
đoạn thứ nhất với lý thuyết cân đối tiền
tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải thông qua luật định.
Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa trọng kim.
Giai
đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện:
- Thomas Mun
(1571 - 1641) là nhà kinh tế học người Anh, giám đốc của công ty Đông Ấn. Tác
phẩm nổi tiếng: “Bàn về buôn bán giữa Anh và Đông Ấn” (1622); “Sự giàu có của
nước Anh và mậu dịch đối ngọai” (1630) - tác phẩm này được C. Mác gọi là “Kinh
thánh của chủ nghĩa Trọng thương”, trong đó ông coi ngoại thương là công cụ
bình thường và tốt nhất để nước nhà trở nên giàu có và tích lũy tiền tệ.
- Antoine de Montchrétien
(1576 - 1621) nhà kinh tế học người Pháp với tác phẩm nổi tiếng “Chuyên luận về
kinh tế chính trị” (1615) đã lần đầu tiên nêu lên thuật ngữ Kinh tế chính trị.
- Jean Baptiste
Colbert (1619 – 1683) là bộ trưởng tài chính của Pháp từ 1665
đến 1683 dưới thời Louis XIV. Colbert
cũng được coi là một gương mặt nổi bật của chủ nghĩa trọng thương. Ông đề ra
chính sách thực hiện ở Pháp trong 100 năm gọi là chủ nghĩa Colbert với nội
dung:
+ Chủ trương phát triển công nghiệp, trợ cấp tiền cho công
nghiệp, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm công nghiệp.
+ Thi hành hàng loạt biệp pháp chính, chính sách tàn phá
nông nghiệp (hà khắc nông nghiệp): tăng thuế nông nghiệp, tăng giá vật tư nông
nghiệp, phong tỏa thị trường nông sản làm khủng hoảng nông nghiệp, phá sản kinh
tế nông dân.
ð Giai
đoạn hai với luận thuyết cân đối thương mại
chủ động. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại.
Tuy
những nhà hoạt động kinh tế nói trên sống ở các nước khác nhau và không có sự
trao đổi gì với nhau nhưng họ đã có những quan điểm trùng hợp. Trường phái này
không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền thống văn hóa - chính trị.
Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18.
Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết
phục trước những phê phán đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa trọng
nông có cơ sở chính ở Pháp là những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng phủ nhận
chủ nghĩa trọng thương.
Cho
đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam Smith, thì chủ nghĩa trọng
thương kết thúc, về mặt lý luận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó tới chính sách
kinh tế của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí cho đến tận thế kỷ 20.
Trường phái trọng nông (Từ giữa thế kỷ XVII – nửa đầu thế kỷ XVIII)
Lý
thuyết trọng tâm của trường phái trọng nông là sản phẩm thuần túy (sản phẩm
ròng) – số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất và nó chỉ được tạo
ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Boisguillerbert
(1646 – 1714) nhà kinh tế học
người Pháp. Boisguillebert cho rằng sự giàu có của quốc gia phụ thuộc vào sự thịnh
vượng của nông nghiệp. Ông là một người theo chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp, nhưng niềm tin vào trật tự tự nhiên của các mối
quan hệ kinh tế và xã hội; Trong cải cách
tài khóa, ông ủng hộ thuế trực tiếp thay vì gián thu.
Francois Quesney
(1694 – 1774) là nhà kinh tế học người Pháp và là người đứng đầu khuynh hướng
trọng nông. Một số quan điểm kinh tế chính của ông:
+
Lý
thuyết lao động sản xuất (tức là lao động sinh lời) và lao động không
sinh lời.
+
Lý
thuyết giai cấp: Ông chia xã hội thành 3 giai cấp: GC sản xuất ra sản
phẩm thuần túy; GC không sản xuất và GC sở hữu (những người chủ ruộng).
+
Lý
thuyết về quyền tự nhiên: Quyền tự nhiên được thừa nhận bằng ánh sáng của
trí tuệ; còn quyền luật pháp được thừa nhận bằng bộ luật, theo ông, bộ luật sẽ
có giới hạn.
+
Lý
thuyết về tư bản: Nếu chủ nghĩa trọng thương coi tiền là tư bản thì ông
xem tư bản là những tư liệu sản xuất mua được bằng tiền.
+
Tác phẩm “Biểu kinh tế” là một tác phẩm lớn của ông, trình bày quan điểm
về sự vận động của sản phẩm và tiền tệ trải qua 5 hành vi.
Anne Robert Jacque Turgot
(1727 – 1781) là nhà kinh tế học người Pháp, nhà cải cách, và là một trong những
đại diện của khuynh hướng trọng nông. Một số quan điểm kinh tế chính của ông:
+
Lý
thuyết tiền tệ về số lượng, nghĩa là tiền ở bất cứ dạng nào đều giảm
giá trị nếu tăng số lượng của chúng lên.
+
Lý
thuyết giá trị: A. Turgot giữ quan điểm: nguồn gốc giá trị xuất phát từ
chi phí sức lao động và lao động đã kết tinh (lao động quá khứ). Ông cũng đề cập
đến tính quý hiếm của hàng hóa và cho rằng đó cũng là một yếu tố định giá.
+
Lý
thuyết giai cấp: Trên cơ sở lý thuyết giai cấp của Quesney, Turgot phát
triển tiếp tục thành 5 giai cấp: gc các nhà tư bản sản xuất; gc công nhân sản
xuất; gc các nhà tư bản không sản xuất; gc công nhân không sản xuất và giai cấp
sở hữu.
+
Lý
thuyết tiền lương và lợi nhuận: về tiền lương, ông cho rằng tiền
công là kết quả của người bán lao động của mình cho người khác, và tiền công
"giới hạn bằng một lượng tối thiểu cần thiết để người lao động tồn tại,
như là để đảm bảo cuộc sống"; về lợi nhuận, dù vẫn ủng hộ quan điểm
thuần túy trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng ông đã đặt cơ sở phân tích lợi nhuận
trong công nghiệp, ngoài ra ông còn quan tâm đến lợi nhuận bình quân và xu hướng
giảm tỷ xuất lợi nhuận.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh (Từ giữa thế kỷ XVII – cuối thế kỷ XVIII)
William Petty
(1623 – 1687) – nhà kinh tế học, tiến sĩ Vật lý học người Anh và là người đặt nền
móng cho trường phái Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh, tác phẩm nghiên cứu của
ông được xuất bản trong những năm 60-80 thế kỷ 17. K. Marx đánh giá ông là
"cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học kiệt xuất và đặc sắc".
- Những
tác phẩm của ông được biết đến là "Luận bàn về
thuế và các khoản thu" (1662), "Giải phẫu học chính trị Ireland"
(1672), "Điều khác về tiền tệ" (1682). Trong các tác phẩm đó tư tưởng
xuyên suốt là không công nhận đường lối bảo hộ mậu dịch của chủ nghĩa trọng
thương.
- Một
số quan điểm kinh tế chính của ông:
+ Lý thuyết về sự
giàu có và tiền tệ
+ Lý thuyết tiền tệ
+ Lý thuyết về tiền
lương
+ Lý thuyết về địa
tô, lợi tức và giá cả ruộng đất.
Adam Smith
(1723 - 1790) – nhà kinh tế học người
Anh và là cha đẻ của kinh tế chính trị học. Ông được biết đến với quan điểm
“Bày tay vô hình” – tư tưởng về “trật tự tự nhiên” của nền kinh tế, không cần sự
can thiệp của nhà nước.
- Tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Nghiên cứu về bản chất
và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc” viết năm 1776.
- Một
số quan điểm kinh tế chủ yếu của ông:
+ Lý thuyết về phân công lao động,
trao đổi và tiền tệ
+ Lý thuyết về giá trị lao động
+ Lý thuyết về giai cấp và thu nhập
+ Lý thuyết về tư bản
+ Lý thuyết tái sản xuất và “tín điều”
David Ricardo
(1772 – 1823) nhà kinh tế học người Anh.
- Tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Những nguyên lý của kinh
tế chính trị học” viết năm 1817.
- Lý
thuyết kinh tế chính của ông:
+ Lý thuyết về giá trị - lao động
+ Lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận
và địa tô
+ Lý thuyết về tư bản
+ Lý thuyết về tín dụng và tiền tệ
+ Lý thuyết thực hiện và khủng hoảng
kinh tế
+ Lý thuyết về thuế khóa
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Từ những năm 40 của thế kỷ XIX – nay)
C. Mác
(1818 – 1883) nhà triết học, nhà lý luận người Đức. Nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
và là lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
Ph. Ăngghen
(1820 – 1895) nhà triết học, nhà lý luận người Đức. Nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
và là lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
V.I. Lênin
(1870 – 1924) nhà triết học, nhà lý luận người Nga. Người kế thừa, bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác thành Chủ nghĩa Mác - Lênin và là lãnh tụ của phong
trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
Một số nhà kinh tế học hiện đại
Keynes (1883
– 1946) là một nhà kinh tế học người Anh.
- Những
ý tưởng của ông, hình thành nên Kinh tế học Keynes (Những nhà kinh
tế lấy quan điểm của Keynes làm cơ sở, nền tảng tư tưởng), có ảnh hưởng
lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của
nhiều chính phủ.
- Ông
ủng
hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ
sẽ sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để điều chỉnh tổng cầu do
đó làm giảm nhẹ những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế
gây ra.
- Ông
là người khai sinh kinh tế học vĩ mô hiện đại và là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất
thế kỷ 20. Keynes có vai trò rất lớn trong việc giảm những ảnh hưởng bất lợi do
cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) gây ra.
- Keynes
đã tạo tiền đề căn bản cho sự ra đời của kinh tế học vĩ mô hiện đại nhờ vào sự
tìm hiểu vai trò của tổng cầu.
- Thuyết
Keynes đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế. Mối quan hệ
vòng tròn giữa chi tiêu và thu nhập (tổng cầu), tiết kiệm, tỷ lệ thất nghiệp.
- Tác phẩm nổi tiếng:
Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất
và tiền tệ viết vào năm 1936.
Samuelson (1915
– 2009) là một nhà kinh tế học người
Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở
một loạt lĩnh vực của kinh tế học.
Ông là người Mỹ đầu tiên nhận được Giải Nobel Kinh tế
(1970). Sử gia kinh tế Randall E. Parker gọi ông là "Cha đẻ của kinh tế hiện
đại", và tờ The New York Times đã coi ông là "nhà kinh tế học hàng đầu
của thế kỷ 20".
- Tác phẩm nổi tiếng: Cơ
sở của phân tích kinh tế (1917); Kinh tế học (1948)…
- Những đóng góp chủ yếu:
+ Theo nhận xét của
Kenneth Arrow, Samuelson là người sáng lập trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp,
kết hợp kinh tế học vĩ mô cổ điển với kinh tế học Keynes. Ông đã góp phần to lớn
để phát triển phương pháp phân tích cân bằng tổng thể trong kinh tế học.
+ Trong kinh tế học phúc lợi, ông đã góp phần
đưa ra lý luận Điều kiện Lindahl-Bowen-Samuelson (tiêu chí để xác định xem một
hành động của một chủ thể kinh tế có làm tăng phúc lợi hay không), góp phần đưa
ra hàm xác suất trong phúc lợi xã hội (hay hàm phúc lợi xã hội
Bergson-Samuelson).
+ Trong lý thuyết tài chính công, ông có đóng
góp vào lý thuyết quyết định sự phân bổ tối ưu nguồn lực trong điều kiện tồn tại
cả hàng hóa công cộng lẫn hàng hóa tư nhân.
+ Trong lĩnh vực kinh tế học quốc tế, ông góp phần
xây dựng hai mô hình thương mại quốc tế quan trọng: Hiệu ứng Balassa-Samuelson,
và Mô hình Heckscher-Ohlin (với định lý Stolper-Samuelson).
+ Trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, ông sử dụng
mô hình OLG như một cách để phân tích hành vi của các chủ thể kinh tế qua nhiều
thời kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét