Post Top Ad

Your Ad Spot

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA HỒ CHÍ MINH

 


1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới giai đoạn thế kỷ XIX đến thế kỷ XX với sự hình thành, phát triển nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Vào những năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở trình độ cao và chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, tức là chủ nghĩa đế quốc. Để góp phần phát triển mở rộng thị trường, chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược các nước phương Đông, các nước lạc hậu ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và chỉ có một số đế quốc là Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mỹ… nô dịch và bóc lột đa số nhân loại. Chính vì điều này tạo nên sự tác động trực tiếp đến đời sống xã hội Việt Nam. Càng làm cho cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa bị bóc lột, quyền con người bị xâm phạm thô bạo. Cùng với đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản: mẫu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc đã làm sản sinh một mâu thuẫn mới ngày càng phát triển gay gắt là mẫu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Từ đầu thế XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ nhưng chưa nơi nào giành được thắng lợi.

Vào chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã càng làm thêm cho mẫu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và làm cho chủ nghĩa tư bản bị suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) do V.I.Lênin và Đảng Bônsôvích lãnh đạo giành được thắng lợi. Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản chủ trương phong trào cộng sản thế giới cần phải giúp đỡ một cách thiết thực các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh đòi độc lập tự do của họ. Chính vì vậy, với thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã tạo ra những tiền đề và điều kiện thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phát triển mạnh mẽ trong đó có Việt Nam.

Tóm lại, tình hình thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có nhiều chuyển biến to lớn, trong đó chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chống, chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa đế quốc và trở thành một hệ thống thế giới. Tác động, thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ của nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa trên phạm vi thế giới. Hơn nữa là, sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Với những điều kiện lịch sử đó là hiện thực đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Hồ Chí về nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề giải phóng con người.

1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX đến thế kỷ XX với sự hình thành, phát triển nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

            Bên cạnh, thực tiễn lịch sử - xã hội thế giới cuối kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng đối với Người thực tiễn của đất nước Việt Nam là quan trọng nhất lúc bấy giờ. Chính từ thực tiễn của dân tộc lúc bấy giờ mới là yêu cầu quan trọng và động lực thôi thúc Hồ Chí Minh không ngừng nỗ lực hoạt động và tích cực tìm ra lý luận chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn cách mạng của Việt Nam.

            Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Do đó, mà nền phong kiến Việt Nam do triều đình Nguyễn đang trong giai đoạn khủng hoảng và bắt đầu suy yếu. Một mặt, với tính chất bảo thủ, độc đoán, mặt khác nhà Nguyễn lại không thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời mà còn duy trì bằng mọi biện pháp. Bằng chính sách quản lý lạc hậu, mà nhà Nguyễn đã dẫn đến nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái về mọi mặt: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp càng không thể nào phát triển. Với tính chất của chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn muốn duy trì bảo vệ, đặc lợi ích của mình mà nhà Nguyễn đã cố ra sức cũng cố trật tự bằng mọi cách: về chính sách đối nội thì ra sức bóc lột và đàn áp quần chúng nhân dân; Về chính sách đối ngoại thì bế quan tỏa cảng, hạn chế việc giao lưu kinh tế với các nước bên ngoài, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển, làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng trở nên suy yếu. Với pháp luật hà khắc của chế độ phong kiến triều Nguyễn cùng với tư tưởng lạc hậu đã tạo nên sự kìm hãm nhân dân trong trật tự của nền chuyên chế cực đoan làm cho đời sống nhân dân cực khổ, nạn đối thì tràn lan, nhân dân rơi vào trình trạng ngày càng đâu khổ, lầm than.

Sau khi thực dân Pháp chiếm được Việt Nam đã liên kết với giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam nhằm giữ vững với việc thống trị của mình. Nhằm để thực hiện điều này thì thực dân Pháp tiến hành nhiều chính sách duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp đan xen với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong kinh tế, thì thực dân Pháp độc quyền và đưa ra chế độ thuế khóa bóc lột nặng nề cho nên chính sách kinh tế Việt Nam đều phụ thuộc vào thực dân Pháp càng làm cho kinh tế không thể phát triển được.Việc thực hiện xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp không chỉ nắm toàn bộ về kinh tế chính trị - xã hội đồng thời còn thực hiện chính sách văn hóa nhằm đạt mục đích ngu dân, chúng đã tiến hành đưa văn hóa ngoại lai để loại bỏ văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam để thực hiện điều này thực dân Pháp truyền bá văn chương yêu đương ủy mị của văn hóa phương Tây vào Việt Nam và tiến hành thủ tiêu Nho học. Với chính sách kìm hãm mà thực dân Pháp thực hiện càng làm cho xã hội Việt Nam ngày càng lạc hậu, bế tắc, suy tàn, không lối thoát.

Với việc xâm lược và những hiểm họa mà thực dân Pháp đem lại cho đất nước Việt Nam thì ý thức về quyền tự do dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí của dân tộc Việt Nam không hề bị khuất phục, không chịu sự áp bức, nô dịch và lệ thuộc các khác xâm lược; giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc và tự do là yêu cầu bức thiết của nhân dân. Vì vậy, mà từ Bắc đến Nam ở đâu cũng nổi dậy nhiều phong trào chống Pháp và chống cả triều đình phong kiến liên kết với Pháp. Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước và cách mạng ở nước ra nổ ra, phát triern mạnh mẽ và lan rộng trong cả nước đã thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và phong kiến đã lỗi thời của triều đình nhà Nguyễn. Với cuộc nổi dậy được thúc đẩy tinh thần yêu nước mãnh liệt và lòng căm thù giặc sục sôi lúc nào cũng sẳn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh nhưng các cuộc khởi nghĩa thời kỳ đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối chính trị đúng đắn và không phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những phong trào vũ trang kháng chiến thất bại do các sĩ phu vẫn còn mang ý thức hệ phong kiến, chưa tin vào lực lượng của nhân dân nên đã bất lực trước sức mạnh của thực dân xâm lược.

Mặc dù, phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp ngày càng phát triển rộng khắp nhưng lần lượt bị dập tắt vì chưa lôi cuốn được tầng lớp nhân dân và phong trào đó chủ yếu do các sĩ phu phong kiến truyền bá, dẫn dắt không tránh khỏi những hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước lúc bấy giờ là do đường lối cứu nước chủ yếu dựa trên lý luận dân chủ tư sản đã lỗi thời về mặt lịch sử, không thể là thứ lý luận đúng đắn có thể vạch ra con đường giải phóng cho dân tộc ta. Vì vậy, cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có một trình độ tư duy lý luận cao hơn. Chính vì, điều kiện thực tiễn của phong trào đấu tranh yêu nước Việt Nam phong phú đã đưa đến những nhận thức cho Hồ Chí Minh và tạo nên cơ sở cho Người tiếp cận chính xác con đường cứu nước đúng đắn. Từ đây, Hồ Chí Minh mới có thể đưa ra những lý luận đúng đắn cho cách mạng Việt Nam thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.

            Trong hoàn cảnh đó, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cho cả dân tộc, cho mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ là phải tìm ra con đường để cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Chính thực tiễn xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và lòng nồng nàn yêu nước chính là những chất xúc tác chính hình thành tư tưởng của Người về giải phóng dân tộc Việt Nam và nhân dân cùng khổ trên toàn thế giới.

1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN SINH QUAN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH

1.2.1. Tiền đề lý luận cho sự hình thành, phát triển nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa yêu nước và văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam ta với hơn bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử xã hội, cha ông ta đã hun đúc những truyền thống quý báu, trong đó chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí rất quan trọng. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước chính là ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, không để bị sáp nhập lại hay đồng hóa. Còn là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, kiên quyết chống xâm lược, lấy yếu thắng mạnh, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, là tư tưởng hiếu sinh, không hiếu sát. Hơn nữa, tư tưởng yêu nước Việt Nam phải gắn liền nước với dân, dân với nước. Vào thời chiến thì thương người, thương dân, dựa vào sức dân để chiến đấu giành độc lập, bảo vệ nước nhà, còn vào thời bình thì kế giữ nước hay nhất là nuôi dưỡng sức dân, làm cho dân không còn tiếng oán hờn, mọi người ấm no hạnh phúc.

Với những giá trị truyền thống quý báu đó đã được Hồ Chí Minh kế thừa, tiếp thu và phát triển. Người thường trích dẫn tục ngữ, ca dao, để diễn đạt, nhất là nêu những tấm gương lịch sử, những chuyện người tốt, việc tốt rất phong phú trong cuộc sống đời thường để giáo dục lòng yêu nước, thương dân. Hồ Chí Minh viết:

 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” (Hồ Chí Minh, 2001e, tr.171).

Hơn nữa, từ thực tiễn đất nước bị đô hộ, nhân dân lầm than, tủi nhục đã càng làm thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Vì vậy, mà Người đã đặt cho mình tên Nguyễn Ái Quốc cũng để nhắc nhở và cổ vũ bản thân trong cuộc hành trình gian nan ấy. Chính điều đó, là cơ sở tư tưởng đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (Hồ Chí Minh, 2002i, tr.128).

Như vậy, với chủ nghĩa yêu nước là một trong những nguồn gốc chủ yếu tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về nhân sinh quan.

Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây tiền đề quan trọng về quan điểm nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

            Hồ Chí Minh, xuất thân từ một gia đình nhà Nho, từ thuở bé được học chữ Hán với các thầy vốn là những nhà nho yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Quốc, nhất là Nho giáo, Lão giáo. Cùng với nền tảng cơ bản của văn hóa Việt Nam, ngay thời trẻ, Nguyễn Tất Thành đã được trang bị một số kiến thức nhất định về đạo làm người, quan tâm đến con người, nhất là những con người lao khổ, bị đoạn đầy, bị áp bức, bóc lột. Hơn nữa, Người còn tiếp thu tư tưởng nhân ái của Phật giáo là tinh hóa của nền văn hóa Ấn Độ. Với Người cảm nhận ở Đức Thích ca lòng thương cảm sâu sắc đến số phận chúng sinh và ý muốn tha thiết xây dựng cuộc sống cho mọi người hướng tới chân, thiện, mỹ, xóa bỏ mọi bất hạnh trong cuộc sống…

            Bên cạnh đó, trong quá trình bôn ba ra đi tìm đường cứu nước Người đã am hiểu nhiều thứ tiếng: Hán, Pháp, Anh, Nga và đến các thư viện đọc sách, đi thăm các viện bảo tàng, các di tích lịch sử. Hồ Chí Minh còn quen biết nhiều nhà văn hóa có tên tuổi và hòa mình vào cuộc sống của những người lao động. Cho nên, Người càng cảm thông sâu sắc hơn nỗi khổ đau, bất hạnh của nhân dân lao động, của người nô lệ bị mất nước và lòng căm thù sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hóa Phục hưng, của thế kỷ Ánh sáng, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), tư tưởng dân chủ của cách mạng tư sản Pháp, Mỹ…

            Người viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước. Khổng Tử, Giêsu, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội”…nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ…Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” (Nguyễn Hữu Đức và Lê Văn Yên, 2002, tr.31). Với lời nói trên nhân loại để làm giàu cho tư tưởng của mìn và nâng cao một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít.

            Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân sinh quan là biểu hiện sự kết tinh tư tưởng nhân văn của nhân loại.

Chủ nghĩa Mác – Lênin tiền đề lý luận cơ bản quan điểm nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

            Từ chủ nghĩa yêu nước, tiếp thu văn hóa phương Đông – phương Tây, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin như một tất yếu lịch sử. Đây là bước ngoặc cơ bản trong quá trình tìm đường cứu nước và quá trình phát triển tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.

            Với Người đã coi chủ nghĩa Mác – Lênin như “cẩm nang” thần kỳ là kim chỉ nam cho con đường giải phóng của dân tộc và đi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa công sản. Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin”. “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” (Hồ Chí Minh, 2001b, tr.289).

            Hơn nữa, với hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, trong Quốc tế cộng sản và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào dân tộc, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với văn kiện Quốc tế cộng sản được trực tiếp đọc các tác phẩm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin tham gia các lớp học lý luận của Quốc tế cộng sản nhờ vậy, Người nhận thức sâu sắc hơn về bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là lý luận về con người, về vấn đề dân tộc, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản…

            Trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đánh giá, so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp những tư tưởng về con người mà Người đã tiếp thu được, và từng bước hình thành nên hệ thống những luận điểm về nhân sinh quan một cách triệt để hơn. Như vậy, có thể nói chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về nhân sinh quan.

1.2.2. Tiền đề chủ quan đối với sự hình thành quan điểm nhân sinh quan trong tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh           

Người vốn có tư chất thông minh và được giáo dục cơ bản trong một gia đình có truyền thống yêu nước, thương dân. Ngay từ lúc còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có tư duy sáng tạo, độc lập và giàu nhân ái, có chí hướng lớn muốn cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh nô lệ. Do đó, dù rất khâm phục lòng yêu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng Người không đồng tình với đường lối cứu nước của họ, mà chọn con người sang Pháp để thực hiện hoài bão của mình đó là tìm đường cứu nước, cứu dân. Điều này, cũng không phải ngẫu nhiên, mà trong hàng vạn người Việt Nam và người dân các nước thuộc địa đang sống tại Pháp, Hồ Chí Minh là người đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người duy nhất phát hiện ra con người để giải phóng các dân tộc thuộc khi Người đọc được bản sơ khảo Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của V.I.Lênin vào năm 1920.

            Bên cạnh đó, với nhân cách Hồ Chí Minh càng được bổ sung, phát triển hoàn thiện từ hoạt động thực tiễn hết sức rộng lớn và sinh động – điều mà hiếm có nhà hoạt động cách mạng hiện đại nào có thể thực hiện được. Trong đó, Người có 30 năm hoạt động ở nước ngoài, đã sống, làm việc và đặt chân lên khoảng 26 nước, nhưng phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, nguy hiểm. Điều đặt biệt, Người đã phải nhiều lần thay tên đổi họ với 160 bí danh, bút danh. Trong quá trình hoạt động của Người đã phải làm nhiều nghề lao động chân tay để kiếm sống. Chính điều kiện đó, trong quá trình bôn ba ra nước ngoài Người đã thông thạo nhiều ngoại ngữ. Hồ Chí Minh là người giữ nhiều cương vị, phụ trách nhiều công việc và nhiều năm đứng đầu Đảng và nhà nước, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Hơn nữa, Người thường đến thăm và tiếp xúc với mọi thành phần người dân ở nông thông, thành thị, miền núi, trung du, hải đảo…

Chính từ thực tiễn phong phú và sinh động đó mang lại cho Người nhiều vốn sống, vốn hiểu biết về con người vô cùng sâu sắc, phong phú và đầy tính nhân văn, góp phần hình thành hệ thống tư tưởng của Người về nhân sinh quan mang tính thực tiễn và cách mạng triệt để.

1.3. Quá trình hình thành, phát triển nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Giai đoạn tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về nhân sinh quan ảnh hưởng chủ nghĩa yêu nước (1890 – 1920)

Trước bối cảnh đất nước, quê hương bị dày xéo, chia cắt ngay lúc đó Nguyễn Tất Thành càng nung nấu ý chí muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho những thân phận nô lệ với nổi đau đẫm máu và nước mắt mà Người trực tiếp chứng kiến của những người đi phu, người nông dân chống thuế và người yêu nước bị tàn sát, khủng bố hết sức man rợ. Ở Nguyễn Tất Thành thì lòng yêu nước gắn bó chặt chẽ với lòng yêu thương con người, khát vọng giải phóng dân tộc gắn liền với khát vọng giải phóng con người.

Với tư tưởng đấu tranh để tự giải phóng dân tộc, giải phóng con người đã được xác định, nhưng đấu tranh như thế nào và bằng con đường nào thì Người chưa tìm ra. Thế nhưng, chính từ thực tiễn của phong trào công nhân ở nhiều nước đế quốc chống lại giai cấp tư sản, và bằng tai nghe mắt thấy. Trước sự chứng kiến cảnh thống khổ, bị áp bức, bóc lột nặng nề của quần chúng lao động ử nhiều nước thuộc địa, bước đầu Người đã nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng dân chủ với cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời thấy được tính chất quốc tế của những cuộc cách mạng đó ở những nước thuộc địa. Hồ Chí Minh xác định con người giải phóng dân tộc không thể đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản, muốn giải phóng triệt để thì phải tìm một con đường khác. Từ đó, ý thức giai cấp ở Người từng được hình thành và phát triển ngày càng cao.

Từ những khát vọng cháy bỏng phải tìm được con đường cứu nước, cứu dân mà Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp Luận cương về các vấn đề thuộc địa và dân tộc của V.I.Lênin, Người đã tìm thấy ánh sáng và đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Chính trong Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ rõ trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản, những người Cộng sản phải ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, giai cấp vô sản ở các nước chậm tiến sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trong Luận cương của V.I.Lênin đã phản ánh tập trung nhất tư tưởng về giải phóng con người của chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới và đã làm sáng tỏ những nhận thức trước kia của Người. Do đó, từ quan điểm con người thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận quan điểm con người của giai cấp tư sản với vẻ hào hoáng. Và rốt cuộc, sự thật lịch sử đã phơi bày cái “tự do tư sản” trên thực tế không có ý nghĩa đối với nhân dân lao động, nên đối với Hồ Chí Minh khi đến với con người hiện thực, người lao động và với tư tưởng giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là giải phóng dân tộc chính là tiền đề cho việc giải phóng con người.

Giai đoạn tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về nhân sinh quan ảnh hưởng chủ nghĩa Mác – Lênin (1920 – 1969)

Với khả năng cũng như trí tuệ sắc xảo và óc quan sát thiên tài Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta bằng một loạt những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong thời đại cách mạng vô sản. Trong đó, với Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930), Người chủ trương làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người còn ví mối quan hệ khăng khít của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản như hai cánh của một con chim, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Hơn nữa, Người cũng làm rõ sâu sắc hơn mối quan hệ giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với giai cấp vô sản ở các thuộc địa.

Hơn nữa, Người đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (Hồ Chí Minh, 2001i, tr.128). “…Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm nô và sống một đời hạnh phúc” (Hồ Chí Minh, 2001i, tr.17). Do đó, giành độc lập rồi, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho nhân dân ngày một ấm nô thêm. Sự gắn bố thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh một mặt phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, mặt khác, là sự phả ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Từ đó, Người đã phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh không những đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Có thể thấy, với sự nhận thức sâu sắc, sáng tạo về chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân sinh quan của Hồ Chí Minh đã mang tính biện chứng sâu sắc, thể hiện rõ trong lý luận giải phóng con người và những tác động tích cực của văn hóa, giáo dục và đạo đức đối với việc hình thành nhân cách con người.

---

Lê Chí Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Your Ad Spot